Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học trường THPT Phương Xá
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học trường THPT Phương Xá – Kỳ thi THPT Quốc gia 2016 đang ngày càng tới gần. Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Phương Xá, Phú Thọ (Lần 2) có đáp án đi kèm sẽ là tài liệu hay giúp các bạn thí sinh gấp rút ôn luyện kiến thức, nhằm đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học trường THPT Phương Xá
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học trường THPT Phương Xá
Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; I =127
K = 39; Ca = 40; Ba =137; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ni = 59; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1: Saccarozơ thuộc loại
A. polisaccarit. B. đissaccarit. C. ancol đa chức. D. monosaccarit.
Câu 2: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng manhetit. B. quặng pirit. C. quặng đôlômit. D. quặng boxit.
Câu 3: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra
A. sự khử ion Cl–. B. sự khử ion Na+ C. sự oxi hoá ion Cl–. D. sự oxi hoá ion Na+
Câu 4 : etilen không tác dụng với chất nào sau đây
A. nước brom B. H2 (xúc tác Ni, đun nóng)
C. H2O (xúc tác H+, đun nóng) D. NaOH
Câu 5 : Sắt bị thụ động hóa bởi
A. axit HCl đặc B. axit H2SO4 đặc nóng
C. axit HNO3 và H2SO4 đặc nguội D. HNO3 loãng nguội
Câu 6: Cho anđehit acrylic (CH2=CH-CHO) phản ứng hoàn toàn với H2 (dư, xúc tác Ni, to) thu được
A. CH3CH2CH2OH. B. CH3CH2CHO. C. CH3CH2COOH. D. CH2=CH-COOH.
Câu 7: poli(vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH2=CH-COO-C2H5. B. C2H5COO-CH=CH2.
C. CH3COO-CH=CH2. D. CH2=CH-COO-CH3.
Câu 8: Cho các phản ứng sau:
Các khí X, Y, Z lần lượt là
A. SO2, NO, CO2. B. SO2, N2, CO2. C. SO2, N2, NH3. D. SO2, NO, NH3.
Câu 9 : Tiến hành 4 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3
Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.
Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3
Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa học là:
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2
Câu 10: Cho 2,8 gam bột Fe và 2,7 gam bột Al vào 350 ml dung dịch AgNO3 1M. Khi phản ứng kết thúc hoàn toàn thu được m gam chắt rắn. Giá trị m là
A. 5,6 gam. B. 21,8 gam C. 32,4 gam D. 39,2 gam
Câu 11: Anion X–và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong BTH là:
A. X ở ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIA; Y ở ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
B. X ở ô 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA; Y ở ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
C. X ở ô 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y ở ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
D. X ở ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y ở ô 20, chu kỳ 3, nhóm IIA.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở điều kiện thường, etylamin và trimetylamin là những chất khí
B. Anilin có phản ứng cộng brom tạo kết tủa trắng 2,4,6-tribromanilin
C. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
D. Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 cho sản phẩm màu tím
Câu 13: Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực là
A. HCl, O2. B. HF, NaCl. C. H2O, HF. D. H2O, N2.
Câu 14: Phát biểu sai là:
A. Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện kết tủa màu vàng
B. Amilozơ là polisaccarit có cấu trúc mạch không phân nhánh
C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-aminoaxit được gọi là liên kết peptit
D. Toluen được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT (trinitrotoluen)
Câu 15. Hãy cho biết kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch H2SO4 loãng?
A. Fe B. Al C. Zn D. Cu
(Còn tiếp)