Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học trường Đông Du
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học trường Đông Du – Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THCS – THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 3) gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm. Đây là đề thi thử THPT Quốc gia, luyện thi Đại học, Cao đẳng 2016 hữu ích dành cho các bạn thí sinh, mời các bạn thử sức. Chúc các bạn có được kì thi THPT Quốc gia thành công và đạt được điểm số cao!
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học trường Đông Du
SỞ GD & ĐT ĐẮK LẮK
TRƯỜNG THCS & THPT ĐÔNG DU |
THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 – 2016
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm) |
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu và Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố)
Cho nguyên tử khối: C = 12; H = 1; O = 16; N = 14; S = 32; Cl = 35,5; Na = 23; K = 39;
Ca = 40; Ba = 137; Sr = 88; Mg = 24; Al = 27; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108.
Câu 1: Trong dân gian, người ta sản xuất (nấu) rượu theo phương pháp truyền thống bằng phương pháp lên men tinh bột. Sơ đồ lên men như sau:
Tinh bột → glucozơ → rượu (ancol) etylic
Tính khối lượng rượu nguyên chất thu được khi đi từ 0,81 tấn tinh bột; biết hiệu suất toàn bộ quá trình là 80%.
A. 0,23 tấn B. 0,184 tấn C. 0,46 tấn D. 0,368 tấn
Câu 2: Đây là kim loại được con người dùng phổ biến để chế tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khỏe?
A. đồng B. sắt tây C. bạc D. sắt
Câu 3: X có công thức cấu tạo CH2 = CH – COOCH3. Tên gọi của X là:
A. metyl acrylat B. metyl axetat C. vinyl axetat D. metyl fomat
Câu 4: Người ta tiến hành điện phân 200ml dung dịch CuSO4 1M với điện cực Anot làm bằng kim loại Đồng trong thời gian 2 giờ 8 phút 40 giây, với cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là 5A. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Màu xanh của dung dịch sau điện phân không đổi
B. Màu xanh của dung dịch bị nhạt dần và đến mất màu hoàn toàn
C. Ở điện cực catot đã xảy ra điện phân nước
D. Ion Đồng bị điện phân ở anot
Câu 5:
Khi đun nóng chất X có công thức phân tử C3H6O2 với dung dịch NaOH thu được CH3COONa. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3COOC2H5 B. CH3COOCH3
C. HCOOC2H5 D. C2H5COOH
Câu 6: Hai este đơn chức X và Y là đồng phân của nhau. Khi hoá hơi 1,85 gam X, thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,7 gam N2 (đo ở cùng điều kiện). Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là:
A. HCOOC2H5 và CH3COOCH3
B. C2H3COOC2H5 và C2H5COOC2H3
C. C2H5COOCH3 và HCOOCH(CH3)2
D. HCOOCH2CH2CH3 và CH3COOC2H5
Câu 7: Cho các ion sau: Ca2+; Cu2+; Fe2+; Fe3+; Ag+. Tính oxi hóa xếp theo chiều giảm dần là:
A. Ag+; Fe3+; Cu2+; Fe2+; Ca2+
B. Ag+; Cu2+; Fe3+ ; Fe2+; Ca2+
C. Ag+; Fe3+; Fe2+; Cu2+; Ca2+
D. Ca2+; Fe2+; Cu2+; Fe3+; Ag+
Câu 8: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(OH)2 ở nhiệt độ cao, khi có mặt không khí thu được chất rắn là:
A. Fe B. FeO C. Fe2O3 D. Fe3O4
Câu 9: Khối lượng dung dịch HCl 7,3% cần để tác dụng hết với 4,5 gam etylamin là:
A. 3,65 gam B. 36,5 gam C. 7,3 gam D. 50 gam
Câu 10: Làm bay hơi 8,14 gam một este đơn chức X thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 3,52 gam oxi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Công thức thích hợp của X là:
A. C3H4O2 B. C4H8O2 C. C4H6O2 D. C3H6O2
(Còn tiếp trong tài liệu)