Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử thế giới 12: Chiến tranh lạnh có đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử thế giới 12: Chiến tranh lạnh có đáp án

Chiến tranh lạnh là một sự kiện nổi bật trong quan hệ quốc tế những năm sau chiến tranh. Bài trắc nghiệm này sẽ cho các bạn cái nhìn toàn cảnh về nguyên nhân, diễn biến, quá trình chấm dứt cũng như xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh.

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử thế giới 12: Chiến tranh lạnh có đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử thế giới 12: Chiến tranh lạnh có đáp án

Trắc nghiệm lịch sử chiến tranh lạnh (1945 – 2000)

Câu hỏi 1: Nội dung nào sau đây không nằm trong diễn tiến của Chiến tranh lạnh?

a. Các cuộc chiến tranh cục bộ ở Đông Nam Á.

b. Cuộc chiến tranh Triều Tiên.

 

 

c. Xung đột trực tiếp giữa hai siêu cường.

d. Xung đột ở Trung Cận Đông.

Câu hỏi 2: Thỏa thuận Đông – Tây những năm M. Goócbachốp lên cầm quyền xoay quanh những vấn đề cơ bản nào?

a. Thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu và cắt giảm vũ khí chiến lược.

b. Thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược và hạn chế cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước.

c. Thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu, ngăn chặn sự đe dọa về kinh tế của Nhật và Tây Âu.

d. Cắt giảm vũ khí chiến lược và hạn chế cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước.

Câu hỏi 3: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được thành lập vào thời gian nào?

a. Ngày 4 – 4 – 1949.

b. Ngày 4 – 5 – 1948.

c. Ngày 4 – 4 – 1948.

d. Ngày 4 – 5 – 1949.

Câu hỏi 4: Tại sao đến những năm 50 của thế kỉ XX, chiến tranh Đông Dương lại ngày càng chịu sự tác động của hai phe?

a. Nhân dân Đông Dương đã thiết lập được mối quan hệ và nhận được sự hỗ trợ của Liên Xô, Trung Quốc trong khi Mĩ ngày càng viện trợ nhiều hơn cho Pháp.

b. Các nước Tây Âu và Mĩ đồng loạt viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến.

c. Nhân dân Đông Dương nhận được sự hỗ trợ ngày càng lớn của các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới trong cuộc chiến chống lại Pháp và can thiệp Mĩ.

d. Mĩ ngày càng viện trợ nhiều hơn cho Pháp trong cuộc chiến.

Câu hỏi 5: Chiến tranh lạnh chấm dứt đưa đến hệ quả nào?

a. Mĩ từ bỏ tham vọng làm bá chủ thế giới, chống lại các nước xã hội chủ nghĩa.

b. Vị thế của Mĩ và Liên Xô suy giảm nghiêm trọng, Mĩ không còn là một cường quốc trên thế giới.

c. Một cực là Liên Xô không còn, trật tự hai cực Ianta tan rã.

d. Sự giải thể của NATO, Vácsava cùng hàng loạt các căn cứ quân sự khác trên toàn cầu.

Câu hỏi 6: Nguyên nhân nào khiến Liên Xô và Mĩ phải tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh?

a. Sự suy giảm về vị thế của cả hai cường quốc trong quá trình chạy đua vũ trang. (1)

b. Tất cả (1), (2) và (3).

c. Sự vươn lên và cạnh tranh gay gắt của Nhật và Tây Âu đã đặt ra nhiều thách thức đối với cả hai nước. (2)

d. Liên Xô đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng. (3)

Câu hỏi 7: Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí kết tại đâu?

a. Béc-lin.

b. Oasinhtơn.

c. Bon.

d. Niu Oóc.

Câu hỏi 8: Đầu những năm 90, của thế kỉ XX, nhiều khu vực trên thế giới xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến là do đâu?

a. Mâu thuẫn về tôn giáo.

b. Mâu thuẫn về dân tộc.

c. Tranh chấp biên giới, lãnh thổ.

d. Tất cả đều đúng.

Câu hỏi 9: Việc thực hiện kế hoạch Mác san đã gây ra tác động như thế nào tới cục diện các nước Đông Âu và Tây Âu?

a. Tạo nên cục diện đối lập về quân sự.

b. Mở màn cho quá trình hợp tác, đối thoại về kinh tế.

c. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị.

d. Mở màn cho cục diện Chiến tranh lạnh những năm sau chiến tranh.

Câu hỏi 10: Chiến tranh lạnh diễn ra trong khoảng thời gian nào?

a. 1947 – 1973.

b. 1945 – 1991.

c. 1947 – 1989.

d. 1945 – 1989.

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử thế giới 12: Chiến tranh lạnh có đáp án