Giải bài tập môn Địa Lý lớp 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Giải bài tập môn Địa Lý lớp 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Giải bài tập môn Địa Lý lớp 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế – Dethithu.online xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Địa Lý lớp 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.

Giải bài tập môn Địa Lý lớp 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Giải bài tập môn Địa Lý lớp 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Hướng dẫn giải bài tập lớp 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

– Một nền KT tăng trưởng bền vững không chỉ đòi hỏi nhịp độ phát triển cao mà quan trọng hơn là phải có cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần KT và các vùng lãnh thổ KT.
– Xác định cơ cấu KT hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu KT là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình CNH-HĐH đất nước.

  1. Chuyển dịch cơ cấu Ngành kinh tế
    a. Đối với Từng ngành:(từ năm 1990 – 2005)
    + Tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – thủy sản) : giảm (38,7 – 21,0%)
    + Tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng) : tăng (22,7 – 41,0%)
    + Tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) khá cao nhưng chưa ổn định (38,6 – 38,0%).
    Xu hướng chuyển dịch như vậy là phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
    b. Đối với Nội bộ ngành khá rõ: 
    – Ở khu vực I:
    + Nông nghiệp (theo nghĩa rộng) :
    – Ngành nông nghiệp : Giảm (83,4 – 71,5%).
    – Ngành thủy sản : Tăng (8,7 – 24,8%).
    + Nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) :
    – Ngành trồng trọt : Giảm (79,3 – 73,5%).
    – Ngành chăn nuôi : Tăng (17,9 – 24,7%).

– Ở khu vực II:
+ Công nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu thị trường và tăng hiệu quả đầu tư. Cụ thể :
– Đối với nhóm ngành :
+ Ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng : Tăng.
+ Ngành công nghiệp khai thác có tỉ trọng : Giảm.
+ Đối với cấu sản phẩm trong từng ngành công nghiệp :
+ Các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả : Tăng.
+ Các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu : Giảm.

 

 

Giải bài tập môn Địa Lý lớp 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế