Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 12: Câu bị động trong tiếng Anh

Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 12: Câu bị động trong tiếng Anh

Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 12: Câu bị động trong tiếng Anh – Trong bài viết này, Dethithu.online xin giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 12 Unit 4: School Education System nội dung nói về cấu trúc của câu bị động trong tiếng anh, cách dùng câu bị động, cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động đối với 12 thì, cách chuyển câu chủ động có hai hay nhiều tân ngữ sang câu bị động,…..giúp thầy cô có thêm tài liệu để soạn bài, giúp các em học sinh nắm được cấu trúc ngữ pháp để chuẩn bị bài học, áp dụng các chủ điểm ngữ pháp này để vận dụng vào làm bài tập cho chính xác. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 12: Câu bị động trong tiếng Anh

Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 12: Câu bị động trong tiếng Anh

I. Quy tắc đánh dấu trọng âm với từ có 3 âm tiết

1. Động từ

– Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 nếu âm tiết thứ 3 có nguyên âm ngắn và kết thúc bằng 1 phụ âm:

Ví dụ: encounter /iŋ’kauntə/, determine /di’t3:min/

– Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất nếu âm tiết thứ 3 là nguyên âm dài hay nguyên âm đôi hay kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên.

Ví dụ: exercise /’eksəsaiz/, compromise/[‘kɔmprəmaiz]

Một số trường hợp ngoại lệ: entertain /entə’tein/, comprehend /,kɔmpri’hend/

2. Danh từ

Đối với danh từ có ba âm tiết: nếu âm tiết thứ hai có chứa âm /ə/hoặc /i/thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ:

paradise /ˈpærədaɪs /, pharmacy /ˈfɑːrməsi/, controversy /ˈkɑːntrəvɜːrsi/, holiday /ˈhɑːlədeɪ /, resident /ˈrezɪdənt/…

Nếu các danh từ có âm tiết thứ nhất chứa âm ngắn (/ə/hay/i/) hoặc có âm tiết thứ hai chứa nguyên âm dài/nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.

Ví dụ:

computer /kəmˈpjuːtər/, potato /pəˈteɪtoʊ/, banana /bəˈnænə/, disaster /dɪˈzɑːstə(r)/

3. Tính từ:

Tính từ 3 âm tiết tương tự như danh từ

Ví dụ: happy /’hæpi/, impossible /im’pɔsəbl/…

II. Câu bị động trong Tiếng Anh

1. Use of Passive: (Cách sử dụng của câu bị động):

Câu bị động được dùng khi ta muốn nhấn mạnh vào hành động trong câu, tác nhân gây ra hành động dù là ai hay vật gì cũng không quá quan trọng.

Ví dụ: My bike was stolen. (Xe đạp của tôi bị đánh cắp.)

Trong ví dụ trên, người nói muốn truyền đạt rằng chiếc xe đạp của anh ta bị đánh cắp. Ai gây ra hành động “đánh cắp” có thể chưa được biết đến. Câu bị động được dùng khi ta muốn tỏ ra lịch sự hơn trong một số tình huống. Ví dụ: A mistake was made. Câu này nhấn mạnh vào trạng thái rằng có 1 lỗi hoặc có sự nhầm lẫn ở đây, chứ không quan trọng là ai gây ra lỗi này.

Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 12: Câu bị động trong tiếng Anh