Giải bài tập môn Hóa Học lớp 11 Bài 37: Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiên

Giải bài tập môn Hóa Học lớp 11 Bài 37: Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiên

Giải bài tập môn Hóa Học lớp 11 Bài 37: Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiên – Dethithu.online xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Hóa Học lớp 11 Bài 37: Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiên để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.

Giải bài tập môn Hóa Học lớp 11 Bài 37: Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiên

Giải bài tập môn Hóa Học lớp 11 Bài 37: Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiên

Hướng dẫn giải bài tập lớp 11 Bài 37: Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiên

KIẾN THỨC CƠ BẢN

  1. Dầu mỏ

– Dầu mỏ là hỗn hợp phức tạp gồm hàng trăm hi ddrocacsbon thuộc các loại ankan, xicloankan, aren, ngoài ra còn có một lượng nhỏ các chất hữu cơ chứa oxi, nitơ, lưu huỳnh và vết các chất vô cơ.

– Chưng cất dầu mỏ (lọc dầu), gồm: chưng cất dưới áp suất thường, áp suất cao, áp suất thấp để phân đoạn dầu mỏ thành các sản phẩm có số nguyên tử cacbon khác nhau.

– Chế biến dầu mỏ bằng phương pháp hóa học:

+ Rifominh là quá trình dùng xúc tác và nhiệt biến đổi cấu trúc của hiđrocacbon từ không phân nhánh thành phân nhánh, từ không thơm thành thơm.

+ Crackinh là quá trình bẻ gãy phân tử hiđrocacbon nhờ tác dụng của nhiệt hoặc của xúc tác và nhiệt.

  1. Khí thiên nhiên và khí dầu mỏ

– Khí mỏ dầu có trong các mỏ dầu, khí thiên nhiên có trong các mỏ khó riêng biệt. Thành phần: metan (trong khí thiên nhiên có trong các mỏ khí riêng biệt, Thành phần gồm: metan(trong khí thiên nhiên metan chiếm từ 75 – 95%), etan, propan, butan, pentan và một số khí vô cơ khác (như nitơ, hiđro, hiđrosusunfua,…)

– Khí mỏ dầu và khí thiên nhiên của Việt Nam chứa rất ít hợp chất lưu huỳnh.

  1. Than mỏ

– Chưng khô than mỡ thu được than cốc, khí cốc và nhựa than đá.

– Chưng cất nhựa than đá thu được hiđrocacbon thơm, dị vòng thơm và các dẫn xuất của chúng. Cận còn lại là hắc ín.

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Bài 1. Hãy cho biết thành phần dầu mỏ. Tại sao dầu mỏ không có nhiệt độ sôi nhất định? có thể biểu thị thành phần của dầu mỏ bằng một công thức phân tử nhất định được không? Tại sao?

-Thành phần dầu mỏ: là hỗn hợp hàng trăm hidrocacbon thuộc các loại ankan, xicloankan, aren ngoài ra còn 1 só lượng nhỏ các chất hữu cơ chứa oxi, nito, lưu huỳnh và vết các chất hữu cơ.

-Lý do dầu mỏ không có nhiệt độ sôi nhất định vì

Một cách chính xác thì dầu mỏ là hỗn hợp của các hiđrôcacbon, là hợp chất của hiđrô và cacbon. Nên nó không có nhiệt độ sôi nhất định.

Trong điều kiện thông thường, bốn alkan nhẹ nhất — CH4 (mêtan), C2H6 (êtan), C3H8 (prôpan) và C4H10 (butan) — ở dạng khí, sôi ở nhiệt độ -161.6 °C, -88.6 °C, -42 °C, và -0.5 °C tương ứng (-258.9°, -127.5°, -43.6°, và -31.1 °F).

-Dầu mỏ không có công thức nhất định cũng vì lý do trên.
Thành phần chính của dầu mỏ là metan , etan , butan , và propan .Còn có rất nhiều các chất khác nhưng tỷ lệ 4 chất này là nhiều nhất.

Bài 2: Khí thiên nhiên, khí dầu mỏ, khí lò cốc là gì ? Nêu thành phần chính của mỗi loại khí này và ứng dụng của nó.

Giải

– Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí riêng biệt, khí dầu mỏ có trong các mỏ dầu.

-thành phần gồm: metan (trong khí thiên nhiên metan chiếm từ 75-95%), etan, propan, butan, pentan và một số khí vô cơ khác ( như nito, hidro,hidrosunfua,…)

-khí lò cốc: là hỗn hợp các chất dễ cháy. thành phần phụ thuộc vào nguyên liệu ban đầu nhưng hàm lượng trung bình các chất theo thành phần phần trăm thể tích.( tham khảo sgk trang 168)

-Ứng dụng:làm nhiên liệu cho các nhà mấy nhiệt điện

Bài 3: Trình bày tóm tắt quy trình chưng cất dầu mỏ , các phân đoạn và ứng dụng của chúng. Có mấy loại than chính? Thành phần và cách chế biến chúng.

Giải

Sơ đồ chưng cất dầu mỏ

-có 3 loại than chính là than dầy , than mỡ , than nâu.
Bài 4. Một loại khí thiên nhiên có thành phần phần trăm về thể tích các khí như sau: 85% metan; 10,0% etan; 2,0% nitơ và 3,0% cacbon đioxit.

Giải bài tập môn Hóa Học lớp 11 Bài 37: Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiên