Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 11 có đáp án
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 11 có đáp án – Dethithu.online giới thiệu đến các em học sinh Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 11 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai năm học 2016 – 2017. Đề thi do các thầy cô giáo thuộc tổ bộ môn Vật lý biên soạn. Đề gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 45 phút. Mời các em tham khảo.
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 11 có đáp án
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 11 có đáp án
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: VẬT LÝ – LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút |
Câu 1: Cho hai điện tích điểm q1 = 6 µC; q2 = – 8 µC đặt cố định lần lượt tại hai điểm A, B trong chân không, với AB = 4 cm. Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích
A. Là lực đẩy, độ lớn 270 N. B. Là lực đẩy, độ lớn 0,027 N.
C. Là lực hút, độ lớn 0,027 N. D. Là lực hút, độ lớn 270 N.
Câu 2: Hai dây dẫn đồng chất có cùng chiều dài nhưng khác tiết diện (S2 = 2S1) được mắc nối tiếp vào một mạch điện. Trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng tỏa ra trên hai dây liên hệ với nhau qua biểu thức
A. Q1 = 2Q2 B. Q1 = Q2/4 C. Q1 = 4Q2 D. Q1 = Q2/2
Câu 3: Cho mạch điện như hình vẽ (a), R1 = R2 = 40Ω; R3 = 20Ω. Đặt vào hai điểm AB hiệu điện thế U thì hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R3 là U3 = 60 V. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R1 là
A. 32,4 W. B. 60,0 W. C. 360,0 W. D. 90,0 W.
Câu 4: Xét một tam giác ABC đặt trong điện trường đều cùng hướng với và E = 2500V/m. Biết chiều dài các cạnh AB = 4 cm, AC = 5 cm, BC = 3cm. Hiệu điện thế giữa C và A bằng
A. – 75 V B. 75 V C. 7,5.104 V D. – 7,5.10-4 V
Câu 5: Khi nối hai bản tụ điện đã tích điện bằng một dây dẫn. Chọn phát biểu sai.
A. Bản tụ ban đầu tích điện dương sẽ nhận thêm electron.
B. Bản tụ ban đầu tích điện âm sẽ mất bớt electron.
C. Có dòng điện qua dây dẫn.
D. Năng lượng của tụ điện đã chuyển từ bản âm sang bản dương.
Câu 6: Dòng điện có cường độ I lần lượt đi qua nguồn có suất điện động E, đoạn mạch có hiệu điện thế U, điện trở R trong thời gian t. Chọn biểu thức sai.
A. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R: Pnh = RI2
B. Điện năng tiêu thụ trên một đoạn mạch: A = UIt
C. Công của nguồn điện: Ang = EIt
D. Công suất của nguồn điện: Png = EIt
Câu 7: Một hạt proton chuyển động ngược chiều đường sức điện trường đều với tốc độ ban đầu 4.105 m/s. Cho cường độ điện trường đều có độ lớn E = 3000 V/m, e = 1,6.10-19 C, mp = 1,67.10-27kg. Bỏ qua tác dụng của trọng lực lên proton. Sau khi đi được đoạn đường 3 cm, tốc độ của proton là
A. 3,98.105 m/s B. 5,64.105 m/s C. 3,78.105 m/s. D. 4,21.105 m/s
Câu 8: Dùng các kí hiệu theo sách giáo khoa Vật lí 11, ban Cơ bản. Chọn biểu thức đúng. Khi điện tích q dịch chuyển từ M đến N trong vùng không gian có điện trường đều, cường độ điện trường có độ lớn E thì
A. AMN = WN – WM B. AMN = qEMN C. UMN = EMN D. UNM = VN – VM
Câu 9: Cho hai điện tích điểm q1 = – q2 = 4 μC đặt tại hai điểm A, B trong không khí với AB = 5 cm. Cường độ điện trường tại M với MA = 3 cm, MB = 8 cm là
A. 40,000.106 V/m, không cùng phương với .
B. 45,625.106 V/m, hướng ra xa A.
C. 45,625.106 V/m, hướng về A.
D. 34,375.106 V/m, hướng ra xa B.
Câu 10: Chọn phát biểu đúng.
A. Cường độ điện trường do điện tích điểm Q gây ra tỉ lệ nghịch với điện tích Q.
B. Điện trường xung quanh điện tích điểm là điện trường đều.
C. Cường độ điện trường là đại lượng vô hướng.
D. Cường độ điện trường đặc trưng cho điện trường về khả năng tác dụng lực điện.