Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý lớp 11 có đáp án
Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý lớp 11 có đáp án – Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 11 trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam năm học 2014 – 2015 gồm 4 mã đề thi có đáp án đi kèm. Đây là tài liệu ôn tập môn Lý hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 11, giúp các em củng cố và luyện tập. Mời các em tham khảo.
Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý lớp 11 có đáp án
Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý lớp 11 có đáp án
SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1
Năm học 2014- 2015 Môn: VẬT LÍ – Lớp: 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) |
Mã đề 111
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (15 câu, từ câu 1 đến câu 15)
Câu 1. Công của lực điện trường tác dụng lên điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến N trong điện trường đều tỉ lệ thuận với
A. chiều dài đường đi từ M đến N. B. độ lớn điện tích di chuyển.
C. thời gian di chuyển. D. vị trí điểm M và N.
Câu 2. Để tụ tích một điện lượng 10 nC thì đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 2V. Để tụ đó tích điện lượng 2,5nC thì phải đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế là
A. 500 mV. B. 50mV. C. 0,5mV. D. 2 V.
Câu 3. Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy vật C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Điện tích của vật A và D trái dấu. B. Điện tích của vật A và D cùng dấu.
C. Điện tích của vật B và D cùng dấu. D. Điện tích của vật A và C cùng dấu.
Câu 4. Theo thuyết electron thì
A. vật nhiễm điện dương là vật chỉ có điện tích dương.
B. vật nhiễm điện âm là vật chỉ có điện tích âm.
C. vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron, nhiễm điện âm là vật dư electron.
D. vật nhiễm điện dương hay âm là do số electron trong nguyên tử nhiều hay ít.
Câu 5. Cho hiệu điện thế giữa hai điểm M và N trong điện trường là UMN = 40V.
Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Điện thế ở M là 40V. B. Điện thế ở N bằng 0.
C. Điện thế ở M có giá trị dương, ở N có giá trị âm. D. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N là 40V.
Câu 6. Câu phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ vẽ được một đường sức điện.
B. Các đường sức điện không cắt nhau.
C. Đường sức điện bao giờ cũng là đường thẳng.
D. Các đường sức điện là các đường cong không kín.
Câu 7. Cho hai điểm M, N cùng nằm trên một đường sức điện của điện trường do điện tích điểm Q đặt tại điểm O gây ra. Biết rằng M ở gần O hơn N, độ lớn cường độ điện trường tại M bằng 4800V/m, độ lớn cường độ điện trường tại N bằng 3600V/m. Cường độ điện trường tại điểm A là trung điểm của đoạn MN có độ lớn xấp xỉ bằng
A. 8400V/m. B. 4200V/m. C. 4135,5V/m. D. 8228,6V/m.